Monday, June 30, 2014

VN nhúng sâu vào bãi lầy do TQ tạo ra


Quan điểm khác biệt
Tình hình biển Đông càng nóng hơn sau các cuộc gặp gỡ của ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Báo chí trong ngoài nước cho là hai bên giữ nguyên quan điểm khác biệt trong vụ giàn khoan, hay nói cách khác đó là cuộc đối thoại giữa hai người điếc.

Dễ thế mà sao khó vậy?


Tôi vừa có một giấc mơ đẹp. Một sáng chủ nhật trong năm 2014, một cuộc biểu tình lớn tràn đầy khí thế chống bành trướng phương Bắc, kiên cường bảo vệ lãnh thổ, vùng biển, hải đảo Tổ Quốc VN đã diễn ra đông vui như ngày hội lớn chưa từng có giữa Hà Nội.

Chiến thuật của VN trên Biển Đông


Gần hai tháng nay, không có ai ít nhiều quan tâm đến Việt Nam mà không tự hỏi: Việt Nam đối phó với hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như thế nào? Về phía Trung Quốc, hầu như mọi người đều biết họ muốn gì. Và thật ra thì họ cũng không hề giấu giếm ý đồ của họ: Chiếm toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa, dĩ nhiên!) Còn phía Việt Nam? Không ai biết gì cả. Tất cả các nhà lãnh đạo đều im lặng, hoặc nếu mở miệng thì chỉ nói những điều chung chung, vô thưởng vô phạt, ra vẻ đầy quyết tâm nhưng lại không chỉ ra, hoặc gợi lên, một chiến thuật nào cả.

Monday, June 16, 2014

Bộ ngoại giao TQ công bố 5 bằng chứng bán nước của ĐCSVN


Hôm 8/6/2014, trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho đăng một bản tuyên bố mang tên "Giàn khoan 981 hoạt động: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc". Trong đó, phía Trung Quốc đã chính thức cho công bố 5 bằng chứng bán nước không thể chối cãi của chế độ cộng sản Việt Nam dưới quốc hiệu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Đằng sau Phạm Văn Đồng là những ai?


Cách đây hơn một tháng, khi nói đến những bế tắc của chính quyền Việt Nam trong cuộc đương đầu với sự bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, hầu như mọi người đều cho đó là hậu quả của các chính sách sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990: “Lấy giặc làm bạn”.

BCT hãy làm gương đoàn kết thống nhất


Từ xa tôi chân thành góp ‎ý kiến với 16 vị trong Bộ Chính trị – thường gọi là Bêcêtê (BCT). BCT, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản VN, tự nhận có quyền lãnh đạo toàn diện và duy nhất đất nước và nhân dân, mặc dầu nó không hề nhận được một lá phiếu bầu nào của người dân. Đây là điều phi lý rõ ràng, trái ngược hẳn với Dân chủ và Pháp quyền do người đứng đầu Chính phủ cam kết với toàn dân trong bản Thông điệp đầu năm 2014.

Khi nào VN thay đổi chế độ?


Một câu hỏi người Việt Nam thường đặt ra với bạn bè và với chính mình là: Khi nào Việt Nam thay đổi chế độ?

Friday, June 13, 2014

Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa

  TT. Ngô Đình Diệm (thứ ba từ phải) và chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.

Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy "xác chết" có tên Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

Chuyện trái bóng và giàn khoan


Cách đây 26 năm, tức năm 1988, trong lúc người dân mãi mê theo dõi giải bóng đá Châu Âu và xuýt xoa với giải vô địch bị vuột mất của Liên Xô trong trận chung kết Liên Xô gặp Hà Lan thì ngoài khơi Việt Nam, có 64 người con Việt Nam vĩnh viễn nằm xuống bởi họng súng của Trung Quốc, hầu như mọi thông tin bị bưng bít.

Bối rối với “giấy nợ” chủ quyền biển đảo


Chính quyền Việt Nam có vẻ bị động khi Trung Quốc lần đầu tiên ra đòn ngoại giao, chính thức giải thích vấn đề giàn khoan HĐ 981 lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm 9/6 và xin lưu hành điều gọi là “Thư bày tỏ lập trường” về các sự việc liên quan. Ngoài việc tố ngược Việt Nam gây hấn ở khu vực giàn khoan, Trung Quốc đã công bố một số tài liệu được cho là quả đắng đối với Việt Nam, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa, Trường Sa theo tên Việt Nam.

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?


Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.
Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.

Monday, June 9, 2014

Tương lai nào cho 1 dân tộc dưới chính thể thân Tàu?


Trong những thế lực lớn có ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc trong thế giới ngày nay, Mỹ và Tàu Cộng là hai thế lực điển hình, đại diện cho hai mô hình xã hội và hai xu thế “phát triển”. Các quốc gia thân Mỹ và các quốc gia thân Tàu đi theo hai đường hướng khác nhau và có tốc độ “phát triển” cũng rất khác nhau.
Ví dụ điển hình nhất để so sánh xã hội thân Mỹ với xã hội thân Tàu là hai miền Cao Ly. Đây là hai quốc gia, phía nam được gọi là Đại Hàn Dân Quốc (Daehan Minguk), và phía bắc là Triều Tiên Dân Chủ Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (theo đúng thứ tự như người Chosŏn đọc: Chosŏn Minjuŭi Inmin Konghwaguk).

Nền kinh tế "chưa phồn vinh mà giả tạo"


Hiện nay, cả xã hội đang gánh nặng nỗi lo về một nền kinh tế đang tụt hậu - như thừa nhận của người đứng đầu Ban Kinh tế Trung ương tại một hội thảo mới đây. Sau hai bài viết liên quan về chủ đề này đăng trên VietNamNet, hàng trăm độc giả đã cảm nhận thấy "nỗi đau" mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.

Thoát Trung hay thoát Cộng?

Phó thủ tướng CSVN Nguyễn Thiện Nhân và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Cuộc hội thảo làm thế nào để thoát Trung được một số trí thức trong nước tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng sáu năm 2014, mặc dù không được báo chí trong nước đưa tin nhưng cũng gây được sự chú ý nơi công luận. Có nhiều ý kiến cho rằng khuôn khổ của hội thảo đã rất bị hạn chế.

Tuesday, June 3, 2014

Hải chiến Hoàng Sa 1974 : Tư liệu của Cục Tâm lý chiến VNCH


Trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974 đã làm dấy lên làn sóng công luận tại Việt Nam Cộng hòa phản đối cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Mặc dù không bảo vệ được hải đảo, nhưng các chiến sĩ trấn thủ tại đây vẫn được vinh danh vì họ đã không từ bỏ nghĩa vụ của mình cho đến phút chót ; đó là cầm vũ khí chống trả kẻ xâm phạm lãnh hải chủ quyền. Dẫn liệu dưới đây về sự kiện Hải chiến Hoàng Sa do Cục Tâm lý chiến (trực thuộc Tổng cục Chiến tranh Chánh trị) Việt Nam Cộng hòa cung cấp.

Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia



Một trong những ý tưởng hấp dẫn nhất của học thuyết cộng sản là tinh thần quốc tế của học thuyết này. Theo lý tưởng ấy thì các tầng lớp lao động là công nhân và nông dân khắp nơi trên thế giới đoàn kết lại chống những kẻ tư bản bóc lột, vì thế những người cộng sản từ những quốc gia khác nhau sẽ không phân biệt nhau, bỏ qua lợi ích của quốc gia nhỏ hẹp mà hướng tới một thế giới đại đồng, một quốc tế vô sản, một quốc tế cộng sản. Và dĩ nhiên các đảng cộng sản trên thế giới đều có biểu tượng chung là hình ảnh búa liềm trên nền đỏ.

Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền

 Các thuyền viên của tàu tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng quần đảo Hoàng Sa hôm 28/5/2014.

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc với sự yểm trợ của phi cơ, tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám đã hạ đặt, khoan thăm dò và di chuyển ở vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5 đến nay đã bước sang tháng thứ hai.

Còn Đảng còn mình


Câu khẩu hiệu “còn Đảng còn mình”, cho đến nay, chỉ xuất hiện trước các đồn công an và, từ đó, trở thành một đối tượng để phê phán của những người ngoài đảng và có tinh thần dân chủ và độc lập.

Cuộc gặp mặt trước Ðài tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Nhà báo Bùi Tín tại tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản.

Thủ đô Washington DC nắng đẹp, rừng cây xanh, thảm cỏ xanh với đủ loại hoa phô diễn giữa bàu trời xanh trong lành. Tha hương ngộ cố tri. Cảnh đẹp càng thêm tuyệt vời khi gặp lại bạn cũ xa vắng lâu ngày trên đất bạn, cách quê hương một đại dương.

Monday, June 2, 2014

Việt Nam: có làm mạnh như nói?


 

 Bành trướng chịu kéo lui?

Hôm thứ ba Trung Quốc đã dời giàn khoan về hướng đông đông bắc, đến vị trí cách đảo Lý Sơn 150 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa 25 hải lý hướng đông đông nam, tức là vẫn nằm trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tiềm năng kinh tế ở Biển Đông qua ý kiến chuyên gia


Theo những nguồn tin của mình ông Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam từ Úc nói rằng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc biết rằng khoan thăm dò trong khu vực hiện đang có cuộc đối đầu với Việt Nam là không có hiệu quả, tuy nhiên họ được lệnh phải tiến hành. Hành động này được nhiều người cho rằng Trung Quốc không phải chú ý đến việc tìm kiếm dầu khí trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên biển Đông.